Tiên nữ
Vợ thấy chồng sửa soạn đi chơi bèn nhắc:
- Này anh, khi chưa cưới nhau anh bảo sống ở nhà rất hạnh phúc, gần em như gần tiên nữ kia mà?
- Đúng thế, nhưng lúc đó anh không hiểu gì về tiên nữ cả!
*
* *
Ông và cháu
Cháu:
- Sao ông không đi làm việc như bố?
- Người ta còn trẻ thì cố học hành. Còn già thì phải nghỉ ngơi. Mai này cháu sẽ làm gì?
- Cháu sẽ làm người già ạ!
*
* *
Đi đôi
Bà mẹ nói với con trai:
- Để mẹ giới thiệu con với một cô gái mà mẹ đã chọn: đó là một cô gái đẹp, mắt to, mũi cao, môi trái...
- Con hiểu rồi, tức là con phải nấu cơm, giặt giũ... làm mọi thứ chứ gì!
*
* *
Nghề gì?
- Hai cậu bé khoe nhau về anh trai:
- Anh tớ là công an giao thông, mỗi khi ai vượt đèn đỏ anh tớ đọc biên bản nộp phạt là xanh mặt.
- Đâu bằng anh tớ. Anh tớ chỉ đọc vài chục phút là có khối người xỉu.
- Anh cậu làm gì?
- Nghề đọc xổ số.
*
* *
Ganh tị
Hai cô giáo tâm sự:
- Cậu sướng thiệt, một tuần được chàng đưa đi mua sắm ở siêu thị đến hai ba lần.
- Nhưng ở những siêu thị 10 ngàn đồng thôi cậu ạ!
- !!!
*
* *
Nhắc khéo
Thầy giáo nọ, trong bộ đồ “tây” là thẳng nếp, đang vội vã chuẩn bị lên lớp thì bị một đồng nghiệp gọi giật lại:
- Ấy chết! Để mình giảng thay cho. Cậu về nhà ngay và đưa gấp cho giấy này cho bà xã.
Chị vợ thấy chồng đột ngột về đã ngạc nhiên, lại càng lạ hơn khi được anh trao cho tờ giấy về một ngồi đình mái con bị tốc ngói.
Xem xong, chị ngượng chín cả người, thẹn thùng cúi đầu nói nhỏ với chồng: - Để em lấy chỉ đính lại cho!
Giật cả mình và ngạc nhiên không kém. Giằng tờ giấy, anh xem kĩ bức tranh. Thì ra dòng chút thích viết ngược, bắt chước kiểu chữ Nho “dịch” là: ĐÌNH THỦNG QUẤT.
*
* *
Tâm sự sinh viên
Các cô giáo vụ trường em đều rất trẻ và dễ thương. Nhưng khi có việc cần phải đến những phòng đào tạo, tài vụ, quản lý sinh viên là em đều có một cảm giác bồi hổi, bồi hồi, sao sao ấy... Khi các cô nói chuyện với nhau thì rất vui vẻ nhưng với sinh viên thì: “Việc gì?”, “tại sao?”, “để vài hôm nữa”... với một âm thanh để người dị tật bẩm sinh nghe.
Ví dụ, khi em lên nộp bằng ngoại ngữ, được gặp những cái lắc đầu: “Không phải tôi thu...” may mắn lắm thì được cái hất hàm: “Bên kia” rất ngắn gọn (thời buổi kinh tế thị trường mà). Nếu em cần gặp các cô, giữa lúc các cô đang chuyện trò, thì chớ dại mà cắt ngang nếu không sẽ bị trách: “Sao vô lễ”, “đại học mà không có văn hóa”...
Lúc đó em sẽ không ngại đứng bơ vơ, cứ nhìn quanh quắt như đang xem cách bài trí phòng, hoặc nghe các cô trò chuyện (toàn chuyện vặt vãnh đâu đâu của thiên hạ, vui tai ra phết).
Khi lên phòng đào tạo đóng học phí trả nợ (đời sinh viên mà lại) em lại được các cô thử thách về tính kiên nhẫn, hay nói đúng hơn là tập tính kiên nhẫn, “Khoa nào?”, “Hôm nay không phải ngày thu tiền khoa này! Cô thu ngân đi vắng! Chiều đến!” (kém theo một khuôn mặt nhăn nhó). Chiều quay lại gặp cô thu ngân: “Trả nợ học phí hả? Không phải tôi thu, cô T kìa!”. Cô T: “Bàn bên kia!”. Lại được chỉ: “Qua phòng tài vụ”. May quá, ở phòng tài vụ em gặp được một thầy rất dễ thương, biết tiện tặn thời gian của sinh viên, thế là em đóng được học phí.
Cầm biên lai về lớp, em khoe vang: “Hôm nay đã đóng được tiền. Các cô giáo vụ trường ta làm việc chóng thật!”.