Động đất thủy điện Sông Tranh có thể lên 6,1 độ richter
Khảo sát tình hình địa chất khu vực thủy điện Sông Tranh (Quảng Nam), các nhà khoa học cho rằng công trình này xây trên điểm xung yếu của vỏ trái đất, động đất mạnh nhất có thể đạt 6,1 độ richter.
hai hoai linh 2012 Kết luận này được các chuyên gia Hội khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam đưa ra sau 6 ngày khảo sát dọc theo đới đứt gãy từ huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) ra huyện Bắc Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam). Các chuyên gia đều có chung nhận định hệ thống đứt gãy tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có biểu hiện phức tạp.
nhat cuongGS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam nhận định, động đất mạnh nhất có thể xuất hiện tại khu vực hồ Sông Tranh 2 đạt xấp xỉ 5,5-6,1 độ richter. Nếu động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn (sóng thần) tác động trực tiếp vào thân đập có nguy cơ gây vỡ đập.
khong gian depDo hoạt động động đất thường xuyên, độ sâu chấn tiêu nông có thể gây nên biến đổi môi trường của đới đứt gãy đã có trước, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như: trượt - lở đất; nứt - sụt đất; lũ quét.
Điểm trượt lở đất ở gần sát vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 - nơi được các chuyên gia nhận định là nằm vuông góc với đới đứt gãy Trà Bồng - Trà My đang hoạt động mạnh.
GS Triều phân tích, căn cứ vào những điểm trượt lở đất, vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm vuông góc với đới đứt gãy địa chất. Nhà máy công trình này được xây dựng trong khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Nếu hiện tượng động đất gia tăng và có cấp độ mạnh thì dễ gây ra nguy hiểm cho không chỉ riêng nhà máy mà còn ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng dân cư đang sinh sống tại đây.
Thống kê của Viện Vật lý địa cầu, từ mùa mưa năm 2011 đến nay, các trạm quan trắc địa chấn tại miền Trung đã ghi nhận ở khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra 10 trận động đất kích thích phản ứng nhanh, dao động từ 2 đến 3,5 độ richter. Độ sâu chấn tiêu khoảng 10-15 km, có khả năng xảy ra trên đới đứt gãy Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng-Tà Vi cách tuyến đập Sông Tranh 2 khoảng hai cây số.
GS Triều đề xuất, cần thiết lập khoảng 5 trạm địa chấn cố định xung quanh khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhằm theo dõi được đầy đủ động đất từ 1 độ richter trở lên; hạn chế tối đa sự biến động nhanh của mực nước hồ (độ cao mực nước hồ tăng nhanh hoặc giảm nhanh).
Về vấn đề xử lý thấm, rò rỉ ở đập thủy điện Sông Tranh 2, ông Trần Văn Được, Phó chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 10 khe nhiệt lớn nhất ở thân đập Sông Tranh 2 đang được Viện Khảo sát thiết kế Hoa Đông (Trung Quốc) tổ chức khảo sát. Theo kế hoạch từ ngày 15/6 đến 15/8 sẽ tổ chức xử lý. Riêng 20 khe nhiệt còn lại, EVN đang ký hợp đồng với Viện Khoa học và công nghệ, Bộ Xây dựng, xử lý.