Theo ông Trần Du Lịch, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, kinh tế đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi, vì vậy doanh nghiệp cần sẵn sàng kế hoạch cho chu kỳ mới theo hướng quan tâm nhiều hơn vào lĩnh vực cốt lõi của mình.
- Lạm phát tiếp tục giảm, sản xuất có dấu hiệu tăng trở lại và tín dụng cho nền kinh tế bớt âm. Theo ông những tín hiệu này nói lên điều gì?
- Xét về tình hình vĩ mô, tôi cho rằng những khó khăn của kinh tế Việt Nam đã chạm đáy rồi và hiện giờ là trong giai đoạn hồi phục.
Riêng chỉ số CPI 6 tháng đầu năm giảm ở mức thấp, cần nhìn nhận rằng đây không phải do chi phí sản xuất giảm mà là kết quả tổng cầu giảm vì sức mua suy yếu. Do đó, tất cả những yếu tố này chỉ mang tính tạm thời, nếu Việt Nam không cẩn thận, lạm phát rất dễ bùng phát. Khi đó, cái vòng luẩn quẩn chống lạm phát lại giảm phát, đến khi chống giảm phát lại lạm phát đã diễn ra từ năm 2007 sẽ tái diễn thì rất nguy hiểm.
Tiến sĩ Lịch cho rằng kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và đnag hồi phục. Ảnh: Hoàng Hà
- Thưa ông, dựa trên những cơ sở nào ông cho là kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và đang trong quá trình hồi phục?
- Tôi có cơ sở về nhận định này. Đó là tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 4,5%, cao hơn mức 4% của quý I (mức đáy và không thể thấp hơn). Chỉ số phát triển doanh nghiệp cũng bắt đầu bớt tiêu cực hơn. 5 tháng đầu năm, có khoảng 21.800 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 9,5%, so với cùng kỳ. Tuy nhiên, riêng tháng 5, số doanh nghiệp “chết” đã bắt đầu giảm khoảng 10% so với tháng 4.
Ngoài ra, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần, từ mức cao 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5. Và đến 1/6 chỉ còn khoảng 26,4%.
Lãi suất cho vay tính đến 21/6 cũng đã giảm gần 3%, tiền đồng được cải thiện và ổn định hơn nhiều. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu quay trở lại, kích thích sản xuất. Một số yếu tố khách quan như giá dầu thô đã ổn định, kinh tế Mỹ cũng đã khởi sắc và điều đó giúp Việt Nam tăng xuất khẩu, đầu tư. Rõ ràng khủng hoảng đã chạm đáy và sự phục hồi đang diễn ra.
- Vậy để đón đầu xu hướng phục hồi của nền kinh tế, theo ông Việt Nam nên làm gì?
-Trước hết, về phía doanh nghiệp cần sẵn sàng chuẩn bị cho chu kỳ tới, khi khó khăn qua đi sẽ có nguồn lực tốt để tăng tốc phát triển. Trong đó, một nguyên tắc cần ghi nhớ là xây dựng chiến lược phát triển hệ thống càng đơn giản càng tốt, tối đa hóa hoạt động để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá lại năng lực của mình như: sử dụng nhân lực, nguồn vốn có hợp lý hay không, sản phẩm đã phù hợp với thị trường chưa…, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với thời điểm hiện tại.
Về phía cơ quan quản lý cần nhìn nhận rằng
lich thi dau bong da olympic 2012 với tình hình này, nếu không có động tĩnh can thiệp gì thì CPI đến hết năm nay chỉ tăng khoảng 5-6%. Do đó, về chính sách, chúng ta cần chủ trương chuyển hướng chống lạm phát sang chủ động đưa CPI lên 8% vào cuối năm nay. Lúc đó, chính sách tài khóa sẽ có dư địa 3% để đưa tăng trưởng kinh tế lên khoảng 5,5% là đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn, chống lạm phát lại suy giảm, chống suy giảm lại tăng lạm phát như tôi đã nêu... thì lần này Chính phủ có sự đổi mới cách làm. Theo đó, mặc cho nền kinh tế 'kêu than' dữ dội nhưng Thủ tướng chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch. Thứ hai là chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009.
Theo quan điểm cá nhân tôi, để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ hiện nay đang có dư địa rất lớn từ hai công cụ là tiền tệ và tài khóa chứ không phải bế tắc như năm ngoái. Xét về chính sách tiền tệ, tính tới 21/6, tăng trưởng tín dụng chỉ mới trên dưới 0%. Như vậy, kế hoạch tăng trưởng 15-17% vẫn còn nguyên. Giả sử năm nay Việt Nam chỉ cần tăng trưởng tín dụng 10% thì từ giờ đến cuối năm, mỗi tháng sẽ cung ra thị trường khoảng 50.000 tỷ đồng.
Thứ hai về nguồn ngân sách (gồm đầu tư của nhà nước và trái phiếu), từ nay đến cuối năm mỗi tháng có thể bơm ra hơn 21.000 tỷ đồng. Vậy tổng cộng hai khoảng này mỗi tháng Việt Nam có thể bơm ra nền kinh tế 71.000 tỷ đồng để kích thích sản xuất, tăng trưởng GDP.
- Với nguồn lực lớn như vậy, lãi suất lại liên tục được Ngân hàng Nhà nước cắt giảm trong khoảng thời gian vừa qua, nhưng thưa ông vì sao nền kinh tế vẫn thiếu vốn?
- Theo tôi đó là do Việt Nam đang vướng 'cục máu đông' là nợ xấu và sức mua thị trường suy yếu. Hai yếu tố
Dap an de thi dh 2012 này đã chặn lại dòng vốn ra thị trường. Từ nay đến cuối năm làm sao phải hấp thụ được lượng tiền 71.000 tỷ đồng mỗi tháng mới là vấn đề mấu chốt để thúc đẩy tăng trưởng.
Muốn vậy, trên góc độ chính sách tiền tệ, ngân hàng phải tập trung cho nông nghiệp nông thôn và gỡ khó dần cho bất động sản. Riêng cục máu đông nợ xấu, (không xét đến yếu tố thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia 100.000 tỷ) thì trước hết, bản thân các ngân hàng
viet nam idol 2012 phải có trách nhiệm giải quyết.
Theo đó, tôi cho rằng, những nhà băng trong nhóm G14 có lãi, cần trích lập dự phòng 70% cho nợ xấu, phần còn lại các nhà băng khác dùng công cụ mua nợ để giảm nợ xấu xuống. Bằng mọi giá, trong năm nay phải giảm cục máu đông này thì mới mong khai thông được nguồn vốn.
- Hiện nay, việc Ngân hàng Nhà nước cho các nhà băng được tự do thỏa thuận lãi suất tiết kiệm dài hạn với khách hàng nhưng vẫn siết kỳ hạn ngắn khiến nhiều người lo ngại xảy ra tình trạng lách luật và làm méo mó thị trường. Ông nhận định sao về chủ trương này?
- Tuy hiện nay vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng cơ bản đã được giải quyết, nhưng vẫn còn căng thẳng đối với một vài nhà băng nhỏ. Do đó, nếu tự do hóa lãi suất vào thời điểm này, các nhà băng yếu kém có thể đẩy cao lãi suất huy động để hút vốn bù đắp thanh khoản, châm ngòi cho cuộc đua lãi suất. Khi đó, mặt bằng chung sẽ bị đẩy lên cao càng gây khó cho nền kinh tế.
Theo tôi, chỉ khi nào giải quyết được cục máu đông nợ xấu và xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém thì mới dỡ trần lãi suất được. Và đến khi kinh tế thực sự ổn định thì phải bỏ các biện pháp hành chính, trả lại theo cơ chế thị trường.