(Dân trí)-“Có năm thí sinh về đông, mấy cháu lần đầu tiên xa quê không có cha mẹ theo chăm sóc chẳng biết đường nào mà tìm nhà trọ. Tội quá nên vợ chồng còn phải nhường cả phòng ngủ của mình cho các cháu lấy nơi nghỉ ngơi lấy sức để đi thi”- bà Bường tâm sự.
Bà Nguyễn Thị Bường năm nay 57 tuổi, là chủ cửa hàng quà lưu niệm Mỹ Dung, ở số nhà 303 Trần Phú, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cứ mỗi lần thi đại học, gia đình bà lại nhận đến cả 30 thí sinh (tổng 2 đợt thi) đưa về nhà cho ở trọ miễn phí.
Những ngày cận thi, bà Bường đang bận rộn dọn dẹp nhà cửa, lau phòng sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, kiểm tra lại quạt điện để sẵn sàng bị đón sĩ tử. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp bà Bường đón nhận thí sinh về nhà cho trọ miễn phí. Năm nào cũng vậy, trong 2 đợt thi, gia đình bà tiếp đón từ 30 thí sinh (có thí sinh và người nhà đi cùng) nhưng có năm hơn cả 30 em nên có khi vợ chồng bà còn phải ra phòng khách nghỉ, nhường phòng cho thí sinh.
Bà Bường tâm sự: “Trước đây, con cháu mình đi thi cũng có nhiều người tốt giúp đỡ. Bây giờ con cái mình đã ra trường, có công ăn việc làm ổn định lấy vợ con ra ở riêng mình giúp lại các cháu cũng là lẽ thường. Với lại, giờ nhà chỉ còn 2 vợ chồng với thằng con trai út, nhà rộng thênh thang nên cho các cháu ở cũng là tạo điều kiện cho các cháu ở tỉnh xa, nhà khó khăn, lần đầu tiên xa quê có chỗ ở ổn định để thi cử cho tốt”.
Bà Bường chuẩn bị nguyên 2 căn phòng rộng trên gác đón sĩ tử về dự thi.
Đến nay, những lứa thí sinh từng về trọ nhà bác Bường có em vừa tốt nghiệp ra trường, có em đang là sinh viên ở tỉnh này, tỉnh kia. Nhưng nhớ về cái tình của vợ chồng bác Bường mà nhiều sinh viên lâu ngày lại điện thoại hỏi thăm sức khỏe gia đình bác. Trong số sinh viên đó có em tên Kim Thoa (ở Quãng Ngãi) đang học trường Y Dược trong TPHCM thường điện thoại hỏi thăm, khi có dịp như hè, tết lại ghé nhà bác chơi.
“Những ngày gần thi, buổi sáng dậy đi bộ thấy có nhiều cháu ở các tỉnh xa, tay xách ba lô lang thang ở đường đi tìm nhà trọ mà chẳng thấy có cha mẹ, đưa đón, chăm sóc nghĩ mà thương. Năm kia, nhà tôi có đón một cháu gái quê ở Đà Nẵng về ở. Nhà khó khăn cha mẹ không có tiền đưa con đi thi nên con bé một thân một mình đón xe vào đây đi thi. Đưa về nhà lo cho ăn ở đến ngày thi mới biết cháu thi ở điểm thi xa nhà tận điểm thi trường Phước Sơn. Sáng đi thi, thấy cháu đón xe buýt mãi không được, lúc đó đã trễ giờ thi, xe ôm thì tiền đầu nên tôi phải chở cháu đi. Đến nơi trường đã đóng cửa bảo vệ không cho vào giải thích mãi thầy giáo mới cho vào. May mà năm đó được vào thi và thi đậu” - bà Bường vui mừng kể lại.
Không chỉ gia đình bà Bường, một số người dân khác ở huyện Tuy Phước cũng rộng lòng mở cửa đón thí sinh về lo cho chỗ ở miễn phí. Điển hình như gia đình cô Nguyễn Thị Lệ Thu (42 tuổi, đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì) cũng tình nguyện đón thí sinh về ở trọ miễn phí. Đôi khi cô còn nấu ăn cho sĩ tử đi thi.
Cô Thu tâm sự: “Nhớ năm 2004 nhà tôi rộng nhưng do trước gia đình mua cái nhà kho xây dựng từ thời Pháp, nhà xuống cấp nhiều phụ huynh đưa con đi thi mà không ai dám ở vì sợ nhà sụp. Nên năm đó, mình chỉ có một em ở huyện một huyện miền núi nghèo ở tỉnh Phú Yên vào ở. Lúc đó, nhìn cảnh các cháu đi thi, nhiều cháu không có người lớn đưa đi nhìn mà thương nên tôi chỉ ước giá chi mình có căn nhà tử để cho các cháu về ở. Năm 2007, vợ chồng tôi cất nhà từ đó năm nào cũng đón từ 30 thí sinh về ở miễn phí”.
Cô Thu đang rọn phòng người con trai đang học ở TPHCM để cho thí sinh về ở.
Hay như gia đình ông Trương Văn Hạnh, ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn dù nhà chỉ có duy nhất căn gác phía trên là trống, chỉ nhận được 5 người nhưng ông đã thu dọn sạch sẽ đón thí sinh
hai nhat cuong 2012 về ở miễn phí. Không chỉ vậy vợ chồng ông bà còn bàn nhau đi chợ nấu nướng phục vụ các cháu. Ngoài ra, ông còn vận động con trong xóm xem có thể tận dụng được chỗ trống đón các cháu về ở.
Ông Hạnh nói ngắn gọn: “Các cháu cũng như con cháu mình lần đầu tiên xa nhà chẳng quen biết ai nên mình có thể giúp
hai tet 2013 đỡ được gì thì giúp chứ ơn huệ gì, miễn sao các cháu có chỗ ở tốt, yên tâm thi cử là mình vui rồi”.
Không chỉ có người dân cho ở miễn phí, bên cạnh đó, chùa Hiển Nam (TP Quy Nhơn) năm nào cũng đón trên 100 thí sinh và người nhà về lo cho ăn ở miễn phí.
Những tấm lòng thơm thảo, sự nhiệt tình và nồng hậu của người dân cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhiệt huyết của đoàn thanh niên tình nguyện đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho sĩ tử bước vào kỳ thi bước ngoặt trong
hai xuan bac 2012 cuộc đời.